Kỹ thuật trồng cây gió trầm
15/02/2023 09:45
Kỹ thuật trồng cây gió trầm

Cây Trầm Hương giống – Giống cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế vô cùng lớn

Cây Dó Bầu (trầm hương) là một loại cây lâm nghiệp quý; có giá trị kinh tế rất cao khi tạo nên rất nhiều sản phẩm chất lượng. Phổ biến và quen thuộc nhất là các sản phẩm tinh dầu Trầm Hương, nhang Trầm Hương; vòng tay Trầm Hương…

Trầm Hương là một loài cây gỗ quý và có giá trị kinh tế cao

Việc trồng cây Trầm Hương sẽ giúp tăng trưởng kinh tế gia đình, địa phương nhằm tạo nguồn để sản xuất các sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ chất lượng cao. Ngoài ra, các rừng trồng Tràm Hương còn giúp điều hòa khí hậu, cải thiện môi trường sống cho nhiều loài sinh vật.

- Kỹ thuật trồng cây trầm hương giống

Với giá trị kinh tế cao, cây Trầm Hương được khuyến khích nhân giống rộng rãi.

 

Cây giống gió bầu (trầm hương) có tốc độ sinh trưởng khá tốt. Chiều cao trung bình đạt 2-2,5m sau 1 năm

- Chọn hạt giống Trầm Hương

Chọn hạt giống cây trầm hương để ươm mầm làm giống từ cây mẹ khỏe mạnh, phát triển tốt. Là cây trên 15 năm tuổi nếu trồng tập trung hoặc phân tán; trên 20 năm tuổi nếu cây mọc trong rừng tự nhiên thiếu ánh sáng.

 

Chọn những hạt chín tự nhiên, khỏe mạnh

Chọn những quả Dó Bầu chín muồi, chín tự nhiên với độ tách hạt khỏi quả khoảng 10-15%. Đựng quả vào bao tải hoặc phủ kín để ủ trong 2-3 ngày, sau đó bóc lấy hạt. Bảo quản hạt ở nhiệt độ 6-8◦C để giữ hạt trong 25-30 ngày. Hoặc bảo quản bằng cát ẩm để giữ hạt trong 12-15 ngày.

- Thời vụ và mật độ trồng

Cây Trầm Hương từ 5 tuổi trở lên mới bắt đầu ra hoa, kết trái. Cây có thể trồng vào bất kỳ vụ mùa nào trong năm. Sau khoảng 5 năm, cây Trầm Hương sẽ ra hoa vào khoảng tháng 3-5 âm lịch và cho quả vào giai đoạn cuối tháng 5.

Mật độ trồng cây trầm hương là cách hàng 5m, khoảng cách giữa các hạt là 4m hoặc 3×3 m, 3×6 m.

- Làm đất và đào hố

Đào hố 25 x 25 x 25 (cm), mặt bầu cách mặt đất 5cm. Sau khi trồng 20 ngày chúng ta cần bón phân urê 1 muỗng cafe/ gốc để cây Trầm Hương sinh trưởng tốt.

- Kỹ thuật trồng

Gieo hạt Dó Bầu cách hàng 10cm, khoảng cách giữa các hạt là 2cm. Phủ lên trên hạt một lớp đất mỏng khoảng 1cm; tưới nước 1 lần/ngày nếu có mái che. Sau 6 tháng ươm mầm, cây con sinh trường tốt, khỏe mạnh thì có thể mang ra trồng. 

- Hướng dẫn chăm sóc cây Trầm Hương đúng cách

 

Cây trầm hương khá dễ trồng và chăm sóc chỉ khó khi tạo trầm

Với những loại cây có giá trị kinh tế cao như Trầm Hương, chúng ta cần biết chăm sóc đúng cách để khai thác hiệu quả nhất. Các bước chăm sóc cụ thể như sau:

- Tưới nước

Thường xuyên tưới nước để giữ ẩm cho cây trầm hương giống sau khi trồng. Những cây dưới 2 năm tuổi cần tưới nước 2 lần/tháng; cây 2 năm tuổi chỉ cần tưới nước 1 lần/tháng. Với cây đã trên 3 năm tuổi thì không cần tưới nước. 

- Cắt tỉa, tạo hình

Tiến hành làm cỏ cho cây 2 lần/năm, vào tháng 1-2 và tháng 8-9; xới gốc cây 2-3 lần/năm. Khi cây được 2 năm tuổi thì cần tỉa nhánh, giữ lại 15-20 nhánh chính mọc từ thân. Thực hiện tỉa nhánh định kỳ 4 lần/năm theo từng quý.

-Bón phân

Được khoảng 20 ngày thì bón phân Ure theo liều lượng 1 muỗng cafe/gốc. Sau 1-2 tháng, kiểm tra khả năng sống của cây để thay mới những cây bị chết.

- Phòng ngừa và diệt trừ sâu bệnh

Cần thiết theo dõi khả năng sinh trưởng của cây, phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

Phòng trừ cỏ dại cho cây Trầm Hương bằng cách phủ gốc bằng cỏ, cây phân xanh,… Đồng thời, xới phá váng gốc cây sau mỗi trận mưa to (2-3 lần/năm).

2. Các phương pháp tạo trầm hương cho cây dó bầu

Tạo trầm hương là bước quan trọng nhất quyết định tới giá trị của cây, vì nếu cây không thể tạo trầm thì cũng không mang lại lợi ích kinh tế nhiều (gỗ tạp giá rẻ). Đây chắc hẳn là vấn đề được bà con quan tâm nhiều nhất và cũng khó khăn nhất về loại khi quyết định đầu tư cho loài cây tiền tỷ này. Để cây tạo được trầm hương tự nhiên phải trải qua hàng chục năm kèm nhiều may mắn như lộc trời.

Ngày nay, do tiến bộ khoa học kỹ thuật nên nhiều cơ sở và bà con đã có những bí quyết riêng để tạo trầm thành công, bà con có thể tham khảo một số phương pháp chính sau đây:

- Phương pháp vật lý (sử dụng các tác động vật lý bằng các dụng cụ cơ giới)

Sử dụng các dụng cụ như khoan, đục, búa, .. để gây ra các vết thương hở trên thân cây dó bầu. Đây là điều kiện tiên quyết để hình thành trầm hương. Để tăng khả năng tạo trầm thì cần phải thêm các men vi sinh hoặc chất hóa học tiếp xúc với các vết thương của cây. Tùy bí quyết mà mỗi nơi có những công thức khác nhau và chưa được kiểm định nên trung tâm không đưa vào bài viết.

 

Khoan lỗ tạo trầm trên cây dó bầu trưởng thành

Ưu điểm của phương pháp này là chi phí thấp, dễ thực hiện.

-  Phương pháp dùng hóa học (sử dụng xúc tác bằng hóa chất)

Đây là một trong những phương pháp rất hiệu quả và nhanh chóng, bởi những hóa chất được bơm vào cây thường có đặc điểm là kích thích nhanh sự hình thành trầm. Tuy vậy, việc sử dụng cách này vẫn cần được cân nhắc nhiều, do khi bơm các chất hóa học đó vào thân cây, đến mùa khai thác có thể sẽ dẫn đến việc tồn đọng lại các thành phần hóa chất độc hại trong trầm như SO4, Cl, NO2, PO3, …

 

Đưa hóa chất vào cây dó bầu bằng chai nhựa hoặc thủy tinh để tạo trầm

Chính vì vậy dẫn đến chất lượng các sản phẩm từ trầm sẽ giảm và không được ưa chuộng trong thị trường trầm – một thị trường mà người tiêu dùng luôn cân nhắc kỹ lưỡng bởi giá thành của sản phẩm đều rất cao.

- Phương pháp sinh học (sử dụng men vi sinh)

 

Thân cây dó bầu bị hư hại do côn trùng và nấm là cơ sở để tạo trầm tự nhiên

Khi cây dó bầu bị nhiễm bệnh bởi sự phá hoại của các vi sinh vật hay nấm, kiến,… nó sẽ tiết ra chất nhựa chứa tinh dầu kết hợp với gỗ tạo nên trầm hương. Lợi dụng điều này, phương pháp sinh học đã được áp dụng để nuôi cấy và khai thác trầm.

 

 

Tác giả: Phan Thị Chiều - Phát thanh viên