Tuyên truyền phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông gây hại lúa vụ Xuân 2024 và sâu, bệnh trên cây bưởi Phúc
06/04/2024 03:43
Tuyên truyền phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông gây hại  lúa vụ Xuân 2024 và sâu, bệnh trên cây bưởi Phúc

Hiện nay cây lúa vụ Xuân 2024 đã sang giai đoạn làm đòng, lúa đang sinh trưởng phát triển khá tốt; dự kiến lúa trổ từ 15/4 đến 20/4/2024, đây là giai đoạn có ý nghĩa hết sức quan trọng, quyết định đến năng suất, chất lượng lúa, do đó cần phải tập trung cao để kiểm soát các đối tượng sâu, bệnh hại, nhất là bệnh đạo ôn cổ bông gây hại lúa; trên cây bưởi Phúc Trạch xuất hiện các đối tượng gây hại quả bưởi, như: Bọ xít, rệp, sâu đục quả, nhện, nấm quả....  

Để chủ động triển khai các giải pháp về phòng trừ dịch hại trên lúa vụ Xuân 2024 và các loại sâu bệnh hại trên quả bưởi Phúc Trạch bà con nhân dân cần thưc hiện một số giải pháp sau:

1. Đối với cây lúa:

* Bệnh đạo ôn cổ bông:

 

Cần tập trung thăm đồng thường xuyên và phun phòng trừ bệnh trước khi lúa trổ 5- 7 ngày bằng một trong các loại thuốc hóa học sau:

Filia 525SE: Pha 20 ml thuốc vào 20lít nước, phun cho 1 sào 500m2;

          Beam 75WP: Pha 16 gam thuốc vào 20lít nước, phun cho 1 sào 500m2;

Kabim 30WP: Pha 20 gam thuốc vào 20lít nước, phun cho 1 sào 500m2;

NewTec 300SC: Pha 50 ml thuốc vào 20 lít nước, phun cho 1 sào 500 m2.

* Lưu ý:  Đối với những chân ruộng, những cánh đồng đã từng bị bệnh đạo ôn lá cần tiến hành khoanh vùng, cắm vè nên phun lại lần 2 sau khi lúa trỗ 5- 7 ngày.

* Bệnh khô vằn:

 

 Bệnh khô vằn là đối tượng gây hại có diện phân bố rộng và hại trên tất cả các giống. Bệnh phát sinh gây hại mạnh từ giai đoạn lúa đứng cái đến thu hoạch, bệnh hại nặng trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ cao (nhiệt độ từ 28 đến 320C, ẩm độ trên 85%);

Để hạn chế bệnh khô vằn gây hại bà con sử dụng một trong những loại thuốc sau để phòng trừ:

          - Tilt Super 300EC, pha 20 ml thuốc/20lít nước phun cho 1 sào (500 m2);

          - Cavil 50 EC, pha 20 ml/20 lít nước, phun 1 sào;

- Anvil 5SC, pha 50 ml thuốc/20 lít nước, phun 1sào;

          - Vida 5WP, pha 50g thuốc với 20 lít nước, phun cho 1 sào.

* Rầy nâu, rầy lưng trắng:

 

Là đối tượng gây hại nguy hiểm cho cây lúa, đặc biệt là vụ Xuân; rầy tích lũy số lượng trên ruộng lúa từ giai đoạn đẻ nhánh đến đứng cái, bùng phát số lượng và gây hại diện rộng giai đoạn đòng đến trổ, trên đồng ruộng rầy lưng trắng thường xuất hiện sớm so với rầy nâu. Bên cạnh chích hút gây hại trực tiếp rầy nâu còn có khả năng truyền vi rút vàng lùn- lùn xoắn lá và rầy lưng trắng truyền vi rút gây bệnh lùn sọc đen. Khi mật độ rầy cao (3-5 con/dảnh) cần tiến hành phòng trừ bằng một trong những loại thuốc sau:

- Lúa giai đoạn trước trổ bông sử dụng các loại thuốc có nhóm hoạt chất nội hấp, lưu dẫn như:

          Chess 50WG: Pha 15 gam thuốc vào 20 lít nước, phun cho 1 sào 500m2;            Sutin 5EC:  Pha  30ml  thuốc vào 20 lít nước, phun cho 1 sào 500m2;

- Lúa giai đoạn sau trổ, mật độ rầy cao sử dụng nhóm thuốc có hoạt chất tiếp xúc, xông hơi như:

          Diditox 48EC: Pha 50 ml thuốc vào 20 lít nước, phun cho 1 sào 500m2.

          2. Đối với bưởi Phúc Trạch:

* Bọ cánh cứng và bọ xít muỗi: Chích gây vết thương trên quả, sau đó nấm mốc xâm nhập qua vết thương gây thối quả hàng loạt.

Biện pháp phòng trừ: Sử dụng một trong các loại thuốc sau

Sử dụng thuốc SẹcSaigon 20EC kết hợp với 10 ml Karate 2,5EC pha 18 lít nước hoặc 30 ml BOXING 99.99EW + 10 ml Karate 2,5EC/ 20 lít nước, phun đều trên lá và quả, phun lại lần 2 sau 5-7 ngày.

*Nhện hại: Nhện gây hại làm cho mẫu mã quả xấu, quả phát triển chậm.

- Biện Pháp phòng trừ: Sử dụng một trong các loại thuốc BVTV như:

+ Danzy 15 EC, với liều lượng pha 50ml thuốc/20 lít nước;

+ Asian GOLD 500SC, với liều lượng pha 20ml thuốc/ 20 lít nước;

+ Dầu khoáng SK, với liều lượng pha 60ml/ 20 lít nước.

- Cách phun: phun kỹ 2 mặt lá, quả và phun lặp lại sau 15 ngày.

          * Rệp: Một số loại rệp thường gặp trên cây bưởi Phúc Trạch: Rệp sáp, Rệp muội, Rệp Kim, Rệp vảy…, Rệp thường gây hại khi điều kiện thời tiết mưa nhiều, thiếu ánh sáng rệp phát sinh gây hại mạnh.

- Biện pháp phòng trừ:  Khi mật độ rệp cao có thể sử dụng một số loại thuốc:     

+ Thuốc Advice liều lượng 20 -25 ml/18 lít nước;

          + Thuốc SATTHU 388  liều lượng 20 -25 ml/18 lít nước;

          +  Actara 25WG, pha 2 g thuốc với 16 lít nước.

          - Cách phun: Phun đều 2 mặt lá, lặp lại lần 2 sau 7-10 ngày.

* Nấm Phytophthora gây hại trên quả: Nấm xâm nhập qua các vết thương cơ giới làm cho quả thối, đăc biệt sau những trận mưa giông.

* Nấm vệt vàng: Nấm thường phát sinh gây hại vào cuối tháng 4 đầu tháng 5, khi quả bị nấm vệt vàng gây hại làm mất màu xanh làm quả chậm lớn nếu bị nặng làm chảy nhựa trên quả:

- Biện pháp phòng trừ:

Sử dụng các loại thuốc phun phòng trừ như:

+ Ridomil 68WG, với liều lượng 70 - 100g thuốc pha trong 20 lít nước;

+ Thuốc Athuoc Top 480SC, pha lượng 10 ml thuốc trong 16 lít nước;

+ Amistar Top với liều lượng 20 ml thuốc pha trong 20 lít nước, phun kỹ trên quả và phun lại lần 2 sau 7 ngày.

* Nấm đốm đen:

Bệnh này thường xuất hiện vào cuối tháng 5 và gây hại cho đến khi quả chín, gây ra hiện tượng quả chín sớm, làm xấu mẫu mã quả, quả dễ rụng sau mưa.

+ Biện pháp phòng trừ:

 Sau khi quả đậu ổn định từ 5 - 6 tuần tuổi (khoảng 15- 20/4) sử dụng thuốc hoá học phun phòng như:

+ Score 250 EC với liều lượng 20ml/18 lít nước;

+ Amistar Top với liều lượng 20 ml/bình 18-20 lít nước.

- Cách phun: phun trực tiếp lên quả, phun lặp lại 3 lần, mỗi lần cách nhau 12-15 ngày.

Chúc bà con nhân dân có một mùa sản xuất bội thu./.

Tác giả: Phan Thị Chiều - Phát thanh viên - Nguồn: Trung tâm ứng dụng KHKT và BV cây trồng vât nuôi